Chữa bệnh viêm mũi dị ứng không thể dứt điểm đòi hỏi bệnh nhân cần kiên nhẫn, tuy nhiên để hạn chế cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát người bệnh có thể áp dụng các phương pháp tự nhiên hoặc có kết hợp cùng thuốc.
Viêm mũi dị ứng thường tái phát khi giao mùa
Các biện pháp tự nhiên phòng bệnh tái phát
.
- Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, thuốc lá, hóa chất, thời tiết, lông thú nuôi, phấn hoa…
- Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa mũi bằng nước muối sinh lý
- Giữ nhà cửa luôn thoáng mát, sạch sẽ. Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, bao gối, màn cửa và phơi dưới ánh sáng mặt trời.
- Không nên: dùng thảm và nệm ghế bằng vải. Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà. Nếu trẻ bị dị ứng nhiều, hạn chế cho chơi thú nhồi bông.
- Bổ sung các yếu tố vi khoáng chất, tắm suối nước nóng, tập thể dục thường xuyên…nâng cao sức đề kháng tự nhiên.
Miễn dịch liệu pháp (còn gọi là giải mẫn cảm đặc hiệu) là điều trị bằng liệu pháp miễn dịch giúp làm quen và không còn kháng với dị ứng nguyên nữa. Sau khi thử test, biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào, bệnh nhân sẽ được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa. Đây là phương pháp hiệu quả thành công đến 90%, tuy nhiên tại Việt Nam vẫn chưa áp dụng.
Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc điều trị tùy theo triệu chứng.Việc điều trị bao gồm: tại chỗ dùng các thuốc nhỏ mũi, xịt mũi, các thuốc kháng chất histamine gây ra các triệu chứng sổ mũi, nhảy mũi,.., các thuốc kháng viêm có steroid dạng uống.
Bài thuốc dân gian
- Tỏi và mật ong: Ép tỏi lấy dịch, 1 chút mật ong , pha theo tỷ lệ 1 phần dịch tỏi, 2 phần mật ong. Hòa đều vào nhau rồi thấm vào bông gòn (đừng nên thấm quá ướt) và nhét vào mũi mỗi ngày 3 lần.
- Tổ ong 1 miếng, nhai nát nuốt nước bỏ bã, mỗi ngày 2 – 3 lần.
- Dây mướp (ty qua đằng), lấy đoạn gần gốc khoảng 1 cm, thịt lợn nạc 60g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, nấu chín dùng làm canh ăn hàng ngày, 5 ngày là một liệu trình, dùng liên tục ba liệu trình.
- Óc lợn 1 đôi, trứng gà 2 quả, hai thứ đánh đều, gia thêm một chút đường phèn và rượu lâu năm rồi hấp ăn.
Liệu pháp tự nhiên, không dùng thuốc
- Dùng 2 ngón tay trỏ hướng vào hai bên lỗ mũi ấn đẩy lên xuống hai huyệt nghinh hương (sát cạnh cánh mũi) làm cho hai lỗ mũi lúc thu hẹp lại, lúc phồng ra đồng thời hít vào mạnh, tắc bên nào hít mạnh bên đó, thở ra đường miệng. Nếu hai lỗ mũi vẫn tắc dùng ngón trỏ và ngón tay cái cùng bên cầm đầu chót mũi lắc qua lắc lại, vừa lắc vừa hít mạnh cho đến khi thật thông thì thôi. Cuối cùng, dùng ngón tay cái để vào đầu mũi phía sát đường nhân trung môi trên bật ngược mũi lên 5 – 7 lần. Mỗi ngày làm 3 – 7 lần.
- Trị liệu bằng ánh sáng đỏ (phototherapy), là phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng bằng ánh sáng đỏ, có bước sóng thấp và hẹp 660nm. Khi chiếu nguồn ánh sáng này vào vùng mũi có tác dụng điều trị giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng như ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt xì hơi, ngứa mắt,…phục hồi vùng mũi bị tổn thương. Điều trị độc lập mà không cần sự trợ giúp của thuốc, không gây ra phản ứng phụ cũng như những tác động tương tác khi dùng cùng với thuốc.
Bionase trị viêm mũi dị ứng bằng ánh sáng đỏ
Để nâng cao hiệu quả trị liệu người bệnh có thể kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc nhỏ mũi với một phương pháp không dùng thuốc phù hợp nhất.
Tổng hợp.