Khi được chẩn đoán bệnh hen suyễn còn bé hoặc chỉ mới gần đây thì bạn lưu ý không nên lơ là sức khỏe khi đã có tuổi, cơn hen có thể thay đổi khi bạn về già. Kế hoạch điều trị hen lúc khi về già có thể được thay đổi và khác so với khi còn trẻ.
Bệnh hen suyễn khi về già thay đổi, bạn có thể nhận thấy:
- Ít triệu chứng bệnh
- Triệu chứng hen suyễn có dấu hiện nặng hơn
- Một số triệu chứng hen suyễn là rõ ràng hơn hơn trước
- Thuốc của bạn không còn tác dụng
- Tác dụng phụ của thuốc hen suyễn khiến sức khỏe bạn có vẻ tồi tệ hơn
- Những dấu hiệu thay đổi mới khi bùng phát cơn hen.
Tốt nhất, bạn cần có sự theo dõi và đánh giá bệnh hen suyễn thường xuyên, có thể tham vấn bác sĩ về cách chăm sóc sức khỏe của mình như:
- Xem xét lại các loại thuốc hen suyễn của bạn
- Kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật hít khi bạn dùng thuốc hen dạng hít.
- Kiểm tra tác dụng phụ hoặc các triệu chứng mới.
- Xây dựng cho bạn một kế hoạch hành động kiểm soát hen suyễn hiệu quả
Chữa trị bệnh hen suyễn ở người già ngoài những nguyên tắc chung còn cần phải có một số lưu ý đặc biệt sau đây:
- Thuốc hen suyễn
Kế hoạch điều trị hen lúc khi về già có thể được thay đổi và khác so với khi bạn còn trẻ. Nên báo cho bác sĩ biết các bệnh lý khác của mình. Lưu ý cách sử dụng thuốc, thuốc điều trị một số các bệnh khác có thể làm hen suyễn nặng hơn như aspirin, các thuốc giảm đau, một số thuốc điều trị cao huyết áp, xương khớp, nội tiết tố nữ điều trị mãn kinh và một số thuốc an thần gây ngủ.
Điều trị hen dạng thuốc hít đúng cách để thuốc vào phổi đầy đủ và đạt được hiệu quả điều trị. Do tuổi già kém kém linh hoạt, việc dùng thuốc đường hít có thể gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các động tác bóp, xịt, hít do đó có thể sử dụng kết hợp buồng đệm (buồng hít) với bình xịt định liều nên lưu ý sự phối hợp đồng thời giữa động tác bóp (bình xịt) và động tác hít, nên dùng kết hợp với buồng đệm hen suyễn- buồng hít, nếu là bình hít bột khô thì luồng khí hít vào bằng miệng phải đủ mạnh để đưa các hạt bột li ti vào phổi đến tận các phế nang.