Đái tháo đường đang là căn bệnh phổ biến và ngày càng trẻ hóa ở Việt Nam. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về bệnh nên dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 4 ngộ nhận thường gặp ở người đái tháo đường.
1. Kiêng hoàn toàn đồ ngọt
Người mắc bệnh đái tháo đường thường cho rằng phải kiêng tuyệt đối các loại kẹo bánh, trái cây, ngũ cốc và những loại đồ uống ngọt khác mới khỏi được bệnh. Đây là quan niệm sai lầm vì bệnh đái tháo đường chỉ có thể điều trị để ổn định lượng đường huyết chứ không thể khỏi hẳn được. Bệnh nhân đái tháo đường nên hạn chế đường và các sản phẩm có nhiều đường và các loại quả ngọt nhưng vẫn cần bổ sung đủ lượng đường cần thiết để tránh hạ đường huyết. Các thực phẩm chứa đường ở dạng tự nhiên như: ngũ cốc, bánh mỳ, khoai tây, mì ống (với số lượng vừa phải), các loại rau quả có chất xơ.
>>>> Xem thêm: máy đo đường huyết tại nhà
2. Phải tiêm insulin là bệnh đã quá nặng
Nhiều bệnh nhân lo lắng nghĩ rằng tình trạng bệnh của mình đã rất nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng khi các bác sĩ khuyên bạn nên tiêm insulin để ổn định lượng đường huyết. Nhưng thực tế cho thấy rằng:
- Tiêm insulin là cách điều trị tạm thời hoặc vĩnh viễn sẽ giúp ổn định đường huyết, nên không có gì phải lo lắng nếu bác sĩ chỉ định cho bạn dùng insulin.
- Sau 5 năm mắc bệnh đái tháo đường, có ít nhất 30-40% số người buộc phải tiêm insulin để có lượng đường huyết ổn định.
- Insulin là một hoạt chất đạm (protein) duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm đường huyết. Người bị đái tháo đường tuýp 1 đều có nhu cầu tiêm insulin mỗi ngày.
- Với những bệnh nhân tuýp 2 vẫn có những tình huống bắt buộc phải sử dụng insulin như khi bị hôn mê tăng đường máu, nhiễm trùng nặng, tai biến mạch máu não…
Khi được chỉ định tiêm insulin bạn không nên quá lo lắng vì sẽ càng làm cho bệnh ngày càng xấu đi.
>>>> Hướng dẫn cách sử dụng que thử tiểu đường
3. Chỉ nam giới gặp khó khăn trong chuyện “chăn gối”
Bệnh đái tháo đường khiến cả nam và nữ đều gặp khó khăn trong việc “chăn gối” chứ không riêng nam giới. Nguyên nhân không chỉ do tổn thương hệ thống thần kinh, dẫn đến nam giới khó cương cứng còn nữ giới thường bị khô hạn còn có thể do lượng đường tăng cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên nữ giới dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là viêm nhiễm “vùng kín”. Những hiện tượng này sẽ ngày một nặng hơn nếu người bệnh không chủ động kiểm soát đường huyết.
4. Đái tháo đường thai kỳ
Nhiều người bệnh thường ngộ nhận đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, được phát hiện trong thời kỳ mang thai, chỉ xuất hiện và tồn tại trong thời gian người phụ nữ mang thai nên không có gì nguy hiểm. Thực tế bệnh đái tháo đường nguy hiểm hơn là bạn tưởng. Nó có thể gây nên tiền sản giật (tăng huyết áp, phù...) đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai cũng như sinh nở. Nếu các bà mẹ mắc đái tháo đường trong khi mang thai không được kiểm soát lượng đường huyết theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến dị tật thai nhi bẩm sinh, thai chết lưu, sảy thai, chết non…
Mọi người cần tìm hiểu kỹ hơn về bệnh đái tháo đường như: nguyên nhân, triệu chứng, chế độ ăn uống… để phát hiện sớm bệnh cũng như có biện pháp phòng ngừa và điều trị hợp lý, tránh biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra nên đến các cơ sở y tế để khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra lương đường trong máu thường xuyên là cách giúp bạn kiểm soát tốt đường huyết, tránh bệnh đái tháo đường.
Theo suckhoegiadinh.com.vn