Tình trạng đáng báo động của bệnh huyết áp cao
Theo thống kê thì căn bệnh huyết áp cao xảy ra rất phổ biến, trung bình cứ 4 người lớn thì có 1 người bị tăng huyết áp. Tại Việt Nam, con số người mắc bệnh đang ở mức báo động, bởi có đến 50% dân số mắc bệnh.
>>> Mẹo khống chế tăng huyết áp vào buổi sáng
Sở dĩ con số này đáng lo hại hơn là vì nhiều người mắc bệnh tăng huyết áp không biết mình mắc bệnh, bởi đa phần tăng huyết áp rơi vào trường hợp vô căn, sẽ không có các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, đau đầu, ù tai… Chính vì vậy mà nhiều người bệnh phát hiện ra khi đã có những biến chứng nguy hiểm, đôi khi còn bị đột tử bất ngờ.
Nếu cứ để huyết áp tăng cao liên tục sẽ gây ra nhiều biến chứng về tim, mắt, não, thận, các mạch máu lớn... cụ thể như thiếu máu cơ tim, phì đại cơ tim, xơ vữa mạch máu, suy tim…
Sử dụng máy đo huyết áp để kiểm tra huyết thường xuyên - Cách đo huyết áp đúng
Cách xác định chính xác huyết áp cao duy nhất là đo huyết áp. Nên đo huyết áp trung bình 2 lần mỗi ngày, và ghi lại kết quả tiện cho quá trình theo dõi bệnh, lưu ý là nên cố định thời gian đó huyết áp.
Hiện nay các loại máy đo huyết áp điện tử cũng trở nên đơn giản để sử dụng hơn. Nên tham khảo cách đo huyết áp đúng để tránh cho kết quả không chính xác, điều này sẽ cản trở quá trình điều trị thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến sức khoẻ người bệnh.
>>> Cách sử dụng máy đo huyết áp
Điều trị huyết áp cao hiệu quả
Dùng thuốc điều trị huyết áp
- Huyết áp cao là bệnh cần điều trị lâu dài, nên người bệnh phải hết sức kiên trì, không bỏ thuốc giữa chừng.
- Rất nhiều trường hợp bệnh nhân sau một thời gian uống thuốc điều trị, thấy huyết áp có dấu hiệu tụt xuống liền ngưng thuốc hoặc giảm liều, điều này sẽ làm huyết áp sẽ tăng trở lại thậm chí là khó kiểm soát hơn và gây ra biến chứng khó lường.
- Và đa số người bệnh tăng huyết áp còn đi kèm những căn bệnh khác, ít ai chỉ bị tăng huyết áp đơn thuần, bởi những căn bệnh kia cũng là nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao. Chẳng hạn như rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, suy thận, bệnh mạch vành, bệnh mạch não, bệnh thận, bệnh gan… Vì vậy, phải điều trị để đạt huyết áp mục tiêu, đồng thời khống chế được tất cả các yếu tố nguy cơ khác đi kèm.
- Một khái niệm mới là huyết áp kháng trị dành cho những trường hợp bệnh nhân phải sử dụng thuốc tối ưu, kết hợp nhiều loại mà huyết áp không thể kiểm soát tốt được. Loại huyết áp này vẫn đang được nghiên cứu để tìm ra loại thuốc cũng như cách phòng ngừa.
Mức huyết áp mục tiêu:
+ Huyết áp ở người lớn là <140/90 mmHg, nếu xuất hiện thêm bệnh mạch vành, đái tháo đường…
+ Những bệnh nhân >80 tuổi, huyết áp mục tiêu là <150/90 mmHg nếu có đái tháo đường và <140/90mmHg nếu có bệnh thận mạn.
>>> Cao huyết áp vô căn là gì?
Thay đổi chế độ sinh hoạt
- Lối sống lành mạnh giúp việc kiểm soát huyết áp ổn định hơn, kết hợp với thuốc tây hoặc các thảo dược là một bước tiến triển tích cực trong điều trị tăng huyết áp, giảm nguy cơ biến chứng: nhồi máu cơ tim, các bệnh về tim và thận.
- Với chế độ ăn nên giảm lượng muối, chất béo đồng thời gia tăng lượng chất xơ. Rau củ và trái cây chứa rất nhiều vitamin và chất chống ôxy hóa, không chỉ giúp người bệnh kiểm soát huyết áp mà còn ngăn ngừa nhiều bệnh khác.
- Nên tập luyện thể thao mỗi ngày, giữ mức cân nặng phù hợp, tránh thừa cân.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích, không hút thuốc lá.