Lý do bạn lo lắng khi bị tăng huyết áp? Đơn giản vì với mệnh danh kẻ giết người thầm lặng, tăng huyết áp có thể khiến người mắc phải tử vong.
° Máy đo huyết áp cổ tay chất lượng
° Cách sử dụng máy đo huyết áp tại nhà
Kẻ giết người thầm lặng mang tên Tăng huyết áp
° Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới, trên thế giới có đến 1 tỷ người bị huyết áp cao. Tăng huyết áp có thể xảy ra với tất cả đối tượng, không chỉ là người già như trước kia, ước tính có khoảng 19% người trẻ tuổi cũng bị tăng huyết áp.
° Tăng huyết áp là nguyên nhân của những vấn đề về bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận...
° Với mệnh danh “kẻ giết người thầm lặng”, ngoài những biến chứng tăng huyết áp tạo nên thì nó còn nguy hiểm bởi trước đó sẽ không có dấu hiệu và triệu chứng nào, tăng huyết áp tiến triển âm thầm trong 15 - 20 năm đầu, người bệnh vẫn sống và làm việc bình thường trong khi bệnh đang hủy hoại cơ thể dần dần. Theo thống kê có đến 30% người dân bị tăng huyết áp mà không biết là mình mắc bệnh.
° Ngoài ra, khoảng gần một nửa trong số những người trưởng thành được chẩn đoán bị huyết áp cao không kiểm soát được bệnh mặc dù đang dùng thuốc.
° Các chuyên gia cho biết, các triệu chứng tăng huyết áp cơ bản (chiếm số ít để biết) là nhức đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, hoa mắt...
° Các triệu chứng phức tạp hơn xảy ra ở vùng tim, giảm thị lực, thở gấp, mặt đỏ bừng, tái xanh, nôn ói, hồi hộp…
° Tăng huyết áp có thể gây ra biến chứng tại tim, não, thận, mắt, mạch máu.
>>> Những nguy cơ khi huyết áp tâm trương có vấn đề
Các biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
Biến chứng tại tim
° Đây có lẽ là biến chứng phổ biến và nguy hiểm hơn cả. Tăng huyết áp không được phát hiện sớm sẽ làm tổn thương lớp nội mạc gây xơ vữa động mạch và làm hẹp mạch vành, xuất hiện những cơn đau ngực khi gắng sức và vận động nhiều (nguyên nhân do thiếu máu cơ tim).
° Khi các mảng xơ vữa động mạch bị vỡ thì hình thành cục huyết khối, làm tắc động mạch vành và gây nên tình trạng nhồi máu cơ tim.
° Tăng huyết áp lâu ngày, sức ép của thành mạch lên tim gia tăng làm cơ tim dầy lên dẫn đến phì đại cơ tim.
° Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp sẽ có một vùng cơ tim bị chết, không thể co bóp được, dẫn đến suy tim. Nguyên nhân suy tim cũng có thể xuất phát từ chứng phì đại cơ tim lâu ngày không được điều trị.
>>> Điều trị huyết áp cao như thế nào cho hiệu quả
Biến chứng tại não
Tai biến mạch máu não thường gặp là tình trạng nhũn não, xuất huyết não, thiếu máu não.
Biến chứng tại não nguy hiểm bởi những tổn thương này không thể phục hồi, thậm chí tử vong cho người bệnh.
° Xuất huyết não: Khi huyết áp lên quá cao, các mạch máu não không chịu nổi áp lực có thể bị vỡ, lúc đó bệnh nhân bị xuất huyết não, gây liệt nửa người, liệt hoàn toàn, nặng thì có thể tử vong.
° Nhũn não: do mạch máu nuôi não (tương tự hư mạch vành) bị hẹp đi, các mảng xơ vữa bị nứt hoặc vỡ làm tắc mạch máu não gây chết 1 vùng não, đây chính là tình trạng nhũn não.
° Thiếu máu não: Tăng huyết áp làm hẹp động mạch não, khi đó máu bơm lên não không đủ khiến bệnh nhân thấy chóng mặt, hoa mắt, đôi khi là bất tỉnh.
Biến chứng tại thận
° Tăng huyết áp làm hư màng lọc của các tế bào thận, xuất hiện protein trong nước tiểu, lâu ngày gây suy thận.
° Nếu động mạch thận bị hẹp sẽ làm thận tiết ra nhiều chất Renin có thể khiến huyết áp tăng cao gây suy thận.
Biến chứng tại mắt
Các mạch máu ở võng mạc bị tổn thương do tăng huyết áp, thành động mạch dày lên và xơ cứng, nằm đè lên các tĩnh mạch làm cản trở tuần hoàn gây mờ mắt, xuất huyết võng mạc, phù đĩa thị giác, nguy hiểm hơn là mù loà.
Biến chứng tại mạch máu
° Tăng huyết áp gây xơ vữa động mạch, làm động mạch chủ phình to, có thể bóc tách và vỡ thành động mạch chủ dẫn đến tử vong.
° Tăng huyết áp còn làm hẹp động mạch chậu, động mạch đùi, động mạch chân. Và khi động mạch chi dưới bị hẹp nhiều gây đau đớn và khó khăn khi đi lại.
Tóm lại để phòng ngừa căn bệnh tăng huyết áp nguy hiểm này hãy kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những đối tượng có nguy cơ cao như người lớn tuổi, béo phì, người trong gia đình có người thân bị cao huyết áp…