Huyết áp cao vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên khi mới phát hiện bệnh, huyết áp vẫn có thể ổn định về ngưỡng an toàn sau một thời gian nếu kịp thay đổi những thói quen sai lầm trong cuộc sống, bởi chính chế độ ăn uống, sinh hoạt là một trong những nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao.
• Huyết áp tối thiểu tăng nguy hiểm hơn huyết áp tối đa
• Máy đo huyết áp bắp tay giá rẻ bán ở đâu?
Trong các bữa ăn thường được nêm nếm các gia vị để món ăn thêm đậm đà, và muối là một thành phần không thể thiếu trong bất cứ món ăn nào, chính thói quen này đôi khi nhiều người ăn quá mặn, không những ảnh hưởng lên hệ tim mạch làm huyết áp tăng mà những vấn đề khác về sức khoẻ cũng bị kéo theo. Các chuyên gia luôn khuyên tất cả mọi người nên tập ăn nhạt để phòng ngừa bệnh huyết áp. Chính vì vậy biện pháp hàng đầu điều trị cao huyết áp là giảm muối.
Sở dĩ ăn nhạt hay giảm muối trong bữa ăn là biện pháp ngăn ngừa và điều trị cao huyết áp vì có đến khoảng 60% người bệnh có thể kiểm soát cao huyết áp bằng cách giảm muối trong chế độ ăn. Tuy nhiên có thể bạn là người nhạy cảm với muối thì cần phải kiểm tra xem liệu mình có mắc bệnh gì về nhu mô thận, động mạch thận hoặc tiểu đường hay không để được điều trị đặc hiệu cho các bệnh này. Sau khi giảm muối một tuần hãy đo huyết áp, nếu huyết áp giảm 20% so với ban đầu hoặc về bình thường thì bạn là người nhạy cảm với muối.
Làm sao để quen với chế độ ăn nhạt?
Đối với những người đã có thói quen sử dụng nhiều muối trong chế biến thì việc ăn nhạt sẽ vô cùng khó khăn. Vì vậy tốt nhất hãy giảm dần lượng muối, ban đầu có thể giảm 1/4, 1/3, 1/2 rồi về mức an toàn cho phép với người bị cao huyết áp, bởi vì theo kinh nghiệm của một số người áp dụng phương pháp này thì chỉ khó khăn trong 1-2 tuần đầu. Dưới đây là những gợi ý về việc giảm muối trong khẩu phần ăn, hãy chú ý và cố gắng áp dụng theo.
• Chỉ nên dùng khoảng 5g muối mỗi ngày, trong đó gồm 2g muối có sẵn tự nhiên trong thực phẩm thì lượng muối dùng để nêm vào thức ăn là một muỗng cà phê gạt ngang muối (hoặc hai muỗng cà phê nước mắm hoặc hai muỗng canh nước tương) tương đương khoảng 3g muối.
• Nên hạn chế không nên nêm thêm nước mắm, nước tương đối với thức ăn đã nêm nếm
• Không chấm muối khi ăn trái cây.
• Loại bỏ ngay các loại thức ăn mặn ra khỏi thực đơn mỗi ngày (mắm, dưa cà muối, cá khô).
• Lưu ý về lượng muối trong các thức ăn có nước:
+ Một chén canh chứa khoảng 0.8g muối. Tuỳ thời tiết và món ăn trong bữa ăn mà có thể húp 1 đến 2 chén nước canh (có thể nêm lạt hơn nữa để có thể dùng nước canh).
+ Các món như phở, hủ tiếu sẽ chứa khoảng 1.8-2g muối, tốt nhất là chỉ nên húp một phần nước khi ăn.
+ Một gói mì tôm chứa 4g muối, chỉ nên nêm 1/3 đến 1/2 gói bột nêm khi chế biến.
• Có thể dùng các vị chua ngọt khác để thay thế trong chế biến để tăng khẩu vị.
• Đối với trẻ em nên tạo thói quen ăn nhạt ngay từ nhỏ và nhu cầu về muối lúc này cũng không cần thiết vì trong thực phẩm và sữa cho trẻ đã chứa khoảng 0.2g, lượng này đã đủ trong chế độ ăn của trẻ nhỏ.
>>> Điều trị cao huyết áp như thế nào cho hiệu quả?
Ngoài ra cần tăng Kali và Canxi trong chế độ ăn:
- Tăng Kali: việc này có thể thay thế cho việc giảm muối để giảm nguy cơ bệnh cao huyết áp. Kali có nhiều trong rau lá xanh đậm và rau củ màu vàng. Một ngày bạn cần đảm bảo 3g Kali trong chế độ ăn (khoảng 300-500g rau, 300g trái cây).
- Tăng Canxi: canxi có nhiều trong xương (bạn có thể ăn luôn xương của những loại cá nhỏ), nghêu sò, sữa, mè, rau xanh...
- Giảm các chất béo và thực phẩm năng lượng: Thay vì ăn nhiều cơm thì hãy ăn nhiều rau quả sẽ giảm được lượng calo. Không ăn các món chiên xào mà thay vào đó là món luộc, kho để giảm lượng chất béo trong khẩu phần.
- Tăng cường vận động: ngoài hoạt động thường ngày thì mỗi ngày bạn nên dành thêm 20-30 phút để tập luyện với các môn thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy, nhảy dây, bơi lội, bóng bàn…