Khi đo huyết áp người bệnh thường phát hiện rằng huyết áp tay phải cao hơn tay trái. Vì đâu lại có tình trạng này, và có nguy hiểm không? Cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau để có câu trả lời cho mình.
Huyết áp tay phải cao hơn tay trái
Huyết áp ở người bình thường ở cả 2 tay sẽ có sự chênh lệch, tuy nhiên sự cao hơn đó không nhiều.
Động mạch ở 2 tay cũng không khác nhau về cường độ (mạnh, yếu) và tần số (số lần đập trong 1 phút).
Trong một số trường hợp (ví dụ trong bệnh xơ vữa động mạch), xảy ra hiện tượng hẹp lòng một đoạn mạch của 1 bên tay khiến dòng máu chảy qua đó bị cản trở, cường độ của nó sẽ mạnh hơn và huyết áp đo được cao hơn bên tay kia.
Huyết áp tay phải cao hơn tay trái vì sao?
Khi bạn gặp trường hợp huyết áp hai tay chênh lệch nhau, cụ thể huyết áp tay phải cao hơn tay trái thì rất có thể bạn đang gặp một số vấn đề không bình thường ở hệ động mạch cánh tay đòn bên phải.
Ngoài ra, còn do một số yếu tố khách quan gây ra hiện tượng huyết áp tay phải cao hơn tay trái như thể trạng người bệnh, vấn đề máy huyết áp kế…
Hội chứng hoa mắt chóng mặt thường gặp ở người huyết áp cao (từ 140/90 mmHg trở lên), mạch nhanh (95 lần/phút) hoặc huyết áp thấp (dưới 100/60 mm Hg), mạch chậm (55 lần/phút trở xuống) do thiếu máu ở não. Cũng có trường hợp cơ thể người bệnh thích nghi nhanh, tuần hoàn não đáp ứng tốt nên không có hiện tượng này.
Khi huyết áp 2 tay không bằng nhau thì phải làm gì?
Trong mọi tình huống cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân của nó. Cần thực hiện kiểm tra kĩ càng để tránh sai sót. Cần giữ thể trạng ở mức tốt nhất để chỉ số huyết áp không bị sai số.
Trong trường hợp tất cả các chỉ số trên đều chuẩn xác và huyết áp tay phải vẫn cao hơn tay trái thì cần xem lại. Đây có thể là dấu hiệu cho một căn bệnh nguy hiểm về thành mạch như xơ vữa động mạch, phình động mạch.
>>> Huyết áp lúc cao lúc thấp không nên ăn gì?