Huyết áp không ổn định hay huyết áp lúc cao lúc thấp thường khó điều trị hơn cả huyết áp cao và huyết áp thấp bởi chỉ số huyết áp sẽ thay đổi liên tục gây khó khăn cho quá trình điều trị. Tuy nhiên, trong các biện pháp điều trị thì thiết lập một chế độ ăn uống khoa học hơn cũng là cách hiệu quả để ổn định huyết áp.
>>> Nguyên nhân huyết áp không ổn định lúc cao lúc thấp
Huyết áp lúc cao lúc thấp không nên ăn gì?
• Thức ăn nhiều đạm (protein)
Theo các bác sĩ, hàm lượng protein phù hợp với mỗi người là 0.5-1g/kg trọng lượng thân thể (người 50kg chỉ dùng khoảng 0.5g thịt mỗi ngày).
Không nên ăn những loại thịt chứa nhiều nucleoprotein như nội tạng động vật, thịt gia cầm non, gia súc, khi tiêu hóa sẽ sinh ra những chất purin, axit uric gây hại cho gan, thận, tim mạch.
Không ăn những loại thịt đỏ (trâu, bò…), các loại thịt tẩm ướp nhiều gia vị như lạp xưởng, xúc xích, dăm bông...
• Thực phẩm nhiều chất béo
Lượng lipit tối đa một ngày có thể cung cấp cho cơ thể là 30g/ngày. Và trong 30g nên ăn một nửa là là dầu thực vật, một nửa là mỡ động vật. Nhưng nếu được hãy hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, đặc biệt là người béo phì.
• Thức ăn tinh bột
Mặc dù không gây hại nhưng nếu ăn nhiều chất các đường bột sẽ dễ gây béo phì - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp.
Ngoài ra người bệnh huyết áp cao nên ăn ít muối. Hàm lượng natri có trong muối sẽ khiến tăng huyết áp. Theo tổ chức Y tế thế giới, mỗi người chỉ nên ăn khoảng 2300mg muối/ngày, vì vậy trong các bữa ăn của bệnh nhân tăng huyết áp nên tránh ăn dưa muối, cá muối, thịt muối...
>>> Những thực phẩm siêu tốt người huyết áp thấp nên biết
Thực phẩm tốt cho huyết áp
• Ăn nhiều thực phẩm chứa canxi và iot
Sữa là lựa chọn hàng đầu để bổ sung canxi cho cơ thể. Ngoài ra cũng có thể ăn các loại rau như rau cần tây, rau cải, nấm, nấm mèo… cũng sở hữu lượng canxi lớn.
Người bị huyết áp cao cũng nên ăn các loại đồ biển để bổ sung iot như rau câu, sứa biển, tảo biển, tôm tép để giảm thiểu bị xơ cứng động mạch.
• Rau quả tươi
Người bị huyết áp cao nên ăn nhiều rau củ trái cây chứa nhiều kali (giúp đào thải natri ra ngoài - yếu tố gây huyết áp cao) như chuối, khoai tây, đu đủ.
Ăn các loại rau xanh có nhiều vitamin K, và vitamin C giúp tăng lượng ion canxi trong máu, chống đông tụ máu, giúp chống xơ vữa động mạch.
Quýt và táo có nhiều vitamin P, C giúp hạ cholesterol trong máu, tăng cường sức bền thành mạch giúp ngăn ngừa xuất huyết não.
Người bị cao huyết áp kèm theo các bệnh về van tim nên ăn nhiều rau quả chứa nhiều vitamin E có tác dụng tăng cường công năng của thành mạch, giảm kết tập tiểu cầu, hạn chế nhu cầu cung ứng ôxy của cơ thể.
► Lời khuyên: Với bệnh nhân huyết áp lúc cao lúc thấp thì hãy tự trang bị cho mình máy đo huyết áp điện tử tại nhà riêng để có thể tự kiểm tra huyết áp thường xuyên.
>>> Máy đo huyết áp loại nào tốt và chính xác nhất hiện nay?